Giỏ hàng

Trở thành chuyên gia mỹ phẩm chỉ trong 5 phút

Với những bạn mới bắt đầu chăm sóc da, việc nắm rõ công dụng của từng loại mỹ phẩm hay thứ tự sử dụng trước sau trong quy trình Skincare là điều khá khó khăn. Để chọn đúng loại mỹ phẩm phù hợp cho da được chăm sóc hiệu quả nhất, bạn cần tìm hiểu từ những kiến thức cơ bản. 

  • Bạn đang bỡ ngỡ vì lần đầu học cách chăm sóc da mỗi ngày?
  • Bạn đang phân vân trong việc chọn sản phẩm sử dụng vì có quá nhiều loại mỹ phẩm với nhiều công dụng khác nhau?
  • Bạn hoang mang về thứ tự sử dụng của các loại mỹ phẩm trong cùng quy trình

Đừng quá lo lắng. Hãy tham khảo những thông tin dưới đây để trở thành “chuyên gia” mỹ phẩm cùng Lagivado nhé!

Bước 1: TẨY TRANG:

Tẩy trang là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong quy trình chăm sóc da cơ bản. Tẩy trang giúp da loại bỏ lớp trang điểm và những bụi bẩn bám sâu vào da mặt mà nếu chỉ rửa bằng nước sẽ không sạch được.

Có 2 dạng sản phẩm tẩy trang phổ biến:

  • Dầu tẩy trang: Có thể sử dụng để làm sạch cho tất cả các vùng trên mặt. Tuy nhiên, dầu tẩy trang hơi khó sử dụng và tốn nhiều thời gian.
  • Nước tẩy trang: Sử dụng từng loại riêng biệt cho từng vùng da. Nước tẩy trang khá tiện lợi, bạn chỉ cần dùng bông tẩy trang lau toàn bộ khuôn mặt (trừ vùng mắt, môi) sau đó rửa lại bằng sữa rửa mặt.

Lưu ý: Tẩy trang không thể thay thế bằng nước hoa hồng.

Bước 2: Rửa mặt với SỮA RỬA MẶT:

Rửa mặt lại với sữa rửa mặt sẽ giúp làm sạch bụi bẩn và tẩy trang còn trên da. Bạn nên lựa chọn những dòng sữa rửa mặt tương ứng với các loại da thường, khô, dầu,… có độ pH trong khoảng 4 – 6.5 để giúp làm sạch sâu hiệu quả và an toàn cho da. 

5 thành phần nên tránh khi chọn sữa rửa mặt:

  • Sodium lauryl sulfate: Gây bào mòn lớp dầu bảo vệ da, có thể gây ngứa ngáy và dị.
  • Hóa chất tạo mùi hương: Có thể gây dị ứng, hen suyễn, đau đầu.
  • Dầu khoáng: Có thể gây bít tắc lỗ chân lông và sinh mụn.
  • Parabens: Có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú.
  • Alcohol: Gây khô da, ngứa ngáy, khó chịu và bào mòn lớp bảo vệ da.

Bước 3: TẨY TẾ BÀO CHẾT:

Tẩy tế bào chết là bước đặc biệt quan trọng mà các chuyên gia làm đẹp luôn nhấn mạnh trước khi thực hiện các liệu pháp chăm sóc da. Tẩy tế bào chết giúp da bạn loại bỏ lớp tế bào chết bên trên bề mặt da, giúp da hấp thu dưỡng chất tốt nhất. 

Tẩy tế bào chết gồm 2 dạng: vật lý (cơ học) và hóa học.

  • Tẩy tế bào chết vật lý: Dùng các sản phẩm có hạt nhỏ mịn để ma sát lên da. Da chết sẽ bị chà đi nhờ chuyển động và lực tác động lên da. Cách này dễ thực hiện, phù hợp với nhiều loại da nhưng có nguy cơ làm tổn thương da, tạo cơ hội cho vi khuẩn thâm nhập và gây viêm da.
  • Tẩy tế bào chết hóa học: Dùng các hoạt chất hóa học đi sâu vào lỗ chân lông tái tạo da, thúc đẩy da sản xuất collagen, đem lại làn da mịn mượt, tươi sáng và săn chắc hơn. Cách này dịu nhẹ hơn so với phương pháp cơ học, mang hiệu quả làm sạch đạt đến 90%. Tuy vậy, các bạn da yếu, nhạy cảm khi sử dụng sản phẩm sẽ dễ gặp tình trạng da mẩn đỏ. 

Bước 4: Cân bằng da với TONER:

Khi thực hiện xong bước tẩy da chết, bạn nên sử dụng nước cân bằng (Toner) để cân bằng độ pH tự nhiên cho da, giúp cấu trúc của da không bị thay đổi. Từ đó hạn chế tình trạng da bị mụn hoặc dễ bị khô.

Toner được chia ra làm 3 loại chính:

  • Skin bracers hoặc Skin Freshener: Đây là loại toner êm dịu nhất, chứa nước và chất dưỡng ẩm như glycerin và rất ít ancol từ 0-10%. Skin Freshener có chức năng cung cấp nước, refresh cho da, làm mát da.
  • Skin tonics: Có lượng ancol khoảng 10-20%. Loại toner này có khả năng tẩy sạch da, thu nhỏ lỗ chân lông, sát khuẩn nhưng vẫn giữ cho da độ ẩm cần thiết.
  • Astringent: Đây là loại toner mạnh nhất chứa 20-60% ancol. Loại này có khả năng gây kích ứng nhưng cũng mang lại những công dụng nhất định là sát khuẩn, se lỗ chân lông và giảm nhờn cho da.

Bước 5: Đưa tinh chất vào da với SERUM:

Serum là tinh chất dạng lỏng hoặc gel chuyên đặc trị các vấn đề về da, chứa các vi dưỡng chất và khoáng chất có kích thước siêu nhỏ để có thể len lỏi vào tận bên trong lớp trung bì, hạ bì nhằm điều trị, sửa chữa, nuôi dưỡng toàn diện.

Serum được chia theo 6 nhóm công dụng chính như sau:

  • Nhóm chống lão hóa
  • Nhóm làm trắng da
  • Nhóm điều trị/ngăn ngừa các vấn đề mụn
  • Nhóm dưỡng, cấp ẩm
  • Nhóm tẩy tế bào chết
  • Nhóm sửa chữa, tái tạo da

Bạn cần tùy vào tình trạng da mà bạn chọn cho mình loại serum tốt nhất với thành phần, xuất xứ và tác dụng phục hồi da phù hợp.

Bước 6: Sử dụng CÁC SẢN PHẨM ĐẶC TRỊ: 

Đừng quên sử dụng các mỹ phẩm đặc trị trong quy trình chăm sóc da cơ bản nếu như da bạn đang gặp phải tình trạng: mụn trứng cá, thâm nám,… 

Đối với các dòng mỹ phẩm chứa các hoạt chất AHA, BHA hay Glycerin, bạn nên thoa và để yên trên da trong vòng 20 - 30 phút. Việc làm này sẽ giúp các hoạt chất hoạt động trước khi tiến hành các bước tiếp theo.

Bước 7: Dưỡng da với KEM DƯỠNG ẨM:

Dưỡng ẩm da là bước giúp cho các sản phẩm đặc trị dễ dàng hấp thụ nhanh và sâu vào bên trong da. Kem dưỡng ẩm hoặc các dòng serum dưỡng ẩm còn có tác dụng cấp nước cho da, chống bong tróc da. 

3 nhóm chất chính nên có trong kem dưỡng ẩm:

  • Occlusive - Nhóm chất khóa ẩm: Ngăn cản sự mất nước và hỗ trợ cấp nước cho da. Nhóm chất này dễ khiến bạn cảm thấy dính, nhờn rít và có thể làm tắc lỗ chân lông nếu thoa quá nhiều.
  • Humectants - Nhóm chất hút ẩm/cấp ẩm: Hút ẩm và cấp ẩm cho da.
  • Emollients - Nhóm chất làm mềm: Giúp da mềm mịn hơn để tăng khả năng giữ ẩm cho da. Những chất này cũng tác dụng lấp đầy các khoảng trống giữa các tế bào sừng ở lớp ngoài da, giúp dưỡng trắng da.

Tùy vào từng độ tuổi và tính chất làn da bạn nên lựa chọn cho mình kem dưỡng phù hợp. Ví dụ như da khô nên chọn loại kem dưỡng có tinh chất dưỡng ẩm chống lão hóa hay da nhờn nên chọn loại kem giúp kiềm dầu…

Bước 8: Bảo vệ da với KEM CHỐNG NẮNG:

Sử dụng kem chống nắng trước khi ra ngoài là bước cuối cùng trong quy trình chăm sóc da cơ bản. Kem chống nắng sẽ bảo vệ da khỏi tia của tím cũng như tránh các tác nhân gây tổn thương nghiêm trọng cho da. 

Bạn nên chọn các loại kem chống nắng cho chỉ số SPF tối thiểu là 15 và thoa trước khi ra ngoài 30 phút để kem phát huy hết tối đa hiệu quả.

***

Hy vọng bài viết này đã cung cấp thêm cho nàng những kiến thức cần thiết để có thể trở thành chuyên gia mỹ phẩm trong làm đẹp và chăm sóc da nhé!